Trong quá trình giao tiếp cũng như trong các đề thi, phần từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp xuất hiện khá thường xuyên. Do đó, nếu nắm bắt được tên các ngành nghề trong tiếng Anh sẽ là lợi thế lớn cho các thí sinh trong bài thi cũng như trong những tình huống giao tiếp thường ngày. Hôm nay, Tienganh247 sẽ chia sẻ với bạn các công việc bằng tiếng Anh đầy đủ nhất hiện nay.
1. Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp chi tiết nhất
1.1 Các ngành nghề trong tiếng Anh của nghề Kinh doanh
advertising executive: Trưởng phòng quảng cáo
actuary: nhân viên thống kê, chuyên viên lưu trữ sổ sách
bank clerk : giao dịch viên ngân hàng
businessman/ businesswoman: nam/
nữ doanh nhân
bank manager: quản lý của ngân hàng
economist: Nhà kinh tế học
financial adviser: cố vấn viên về tài chính
HR manager (hay human resources manager): Trưởng phòng nhân sự
HR: Chuyên viên nhân sự
recruitment consultant: tư vấn viên tuyển dụng
insurance broker: Môi giới viên về bảo hiểm
secretary: thư ký
PA (personal assistant): thư ký riêng
project manager: quản lý dự án
investment analyst: chuyên viên phân tích đầu tư
manager: trưởng phòng/ quản lý
management consultant: cố vấn của ban giám đốc
marketing director: giám đốc marketing
office worker: nhân viên văn phòng
receptionist: lễ tân
sales rep (sales representative): đại diện bán hàng
saleswoman/ salesman: nhân viên bán hàng
stockbroker: chuyên viên viên môi giới chứng khoán
telephonist: nhân viên trực điện thoại
1.2 Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp bán lẻ
Rất nhiều từ vựng tiếng Anh được dùng phổ biến trong kinh doanh
art dealer: nhà buôn các tác phẩm nghệ thuật
antique dealer: nhà kinh doanh đồ cổ
barber: thợ cắt tóc
baker: thợ làm bánh
beautician: nhân viên làm đẹp
bookmaker: nhà cái (trong lĩnh vực cá cược)
buyer: nhân viên mua bán vật tư
butcher: người bán thịt
cashier: thu ngân
bookkeeper: kế toán
estate agent: chuyên viên bất động sản
florist: người kinh doanh hoa
fishmonger: người bán cá
greengrocer: người kinh doanh hoa quả
hairdresser: thợ làm tóc
shopkeeper: chủ cửa hàng/người coi tiệm
shop assistant: nhân viên bán hàng
sales assistant: trợ lý bán hàng
store manager: người quản lý cửa hàng
store detective: người quan sát khách hàng
travel agent: đại lý du lịch
tailor: thợ may
wine merchant: người buôn rượu
1.3 Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin
Từ vựng chuyên ngành công nghệ thông tin
database administrator: quản lý cơ sở dữ liệu
software developer: chuyên viên phát triển phần mềm
computer programmer: Lập trình viên
web developer: chuyên viên phát triển ứng dụng mạng
web designer: chuyên viên thiết kế web
computer and information research scientists: nghiên cứu viên về khoa học máy tính
network and computer system administratiors: chuyên viên hỗ trợ và cài đặt hệ thống máy tính
computer system analysts: chuyên viên phân tích hệ thống máy tính
1.4 Các từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp chuyên ngành y tế và công tác xã hội
Doctor là từ vựng điển hình chuyên ngành y tế
carer: người chuyên chăm sóc người ốm
doctor: bác sĩ
dental hygienist: chuyên viên vệ sinh răng
dentist: nha sĩ
health and safety officer: nhân viên y tế và an toàn lao động
midwife: hộ sinh/bà đỡ
nurse: y tá
nanny: vú em
optician: bác sĩ chuyên về mắt
pharmacist/chemist: dược sĩ
psychiatrist: nhà tâm thần học
physiotherapist: bác sĩ vật lý trị liệu
surgeon: bác sĩ phẫu thuật
social worker: người làm công tác xã hội
vet/ veterinary surgeon: bác sĩ thú y
1.5 Các công việc bằng tiếng Anh liên quan đến sử dụng kỹ năng đôi tay
Các từ vựng tiếng Anh liên quan đến đôi tay
bricklayer/ builder: thợ xây
architect: kiến trúc sư
interior designer: chuyên viên thiết kế nội thất
blacksmith: thợ rèn
carpenter: thợ mộc
cleaner: người thu dọn
chimney sweep: thợ cạo ống khói
decorator: người chuyên trang trí
driving instructor: giáo viên dạy lái xe
electrician: thợ sửa chữa điện
groundsman: nhân viên trông coi sân bóng
gardener: người làm vườn
glazier: thợ lắp kính
masseur/ masseuse : nam/nữ nhân viên xoa bóp
mechanic: thợ sửa máy
engineer: kỹ sư
plumber: thợ sửa ống nước
plasterer: thợ trát vữa
pest controller: nhân viên kiểm soát côn trùng gây hại
roofer: người lợp mái
tiler: thợ lợp ngói
tattooist: thợ xăm nghệ thuật
stonemason: thợ đá
tree surgeon: chuyên gia bảo vệ thực vật
window cleaner: nhân viên lau dọn cửa sổ
welder: thợ hàn
1.6 Các nghề nghiệp bằng tiếng Anh lĩnh vực vận tải
Từ vựng tiếng Anh lĩnh vực vận tải
air traffic controller: nhân viên kiểm soát không lưu
bus driver: lái xe buýt
train driver: người lái tàu
taxi driver: tài xế taxi
lorry driver: lái xe tải
pilot: phi công
baggage handler: nhân viên phụ trách hành lý
flight attendant/ air steward / air stewardess/ air hostess: tiếp viên hàng không
ship’s captain/ sea captain: thuyền trưởng
1.7 Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp chuyên ngành du lịch và khách sạn
Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp khách sạn
barman nam/ barmaid: nam/nữ nhân viên quán rượu
bartender: nhân viên quầy bar
chef: đầu bếp trưởng
cook: đầu bếp
hotel porter: nhân viên hành lý ở khách sạn
hotel manager: quản lý khách sạn
pub landlord: chủ quán rượu
waiter/ waitress: bồi bàn nam/nữ
tourist guide/ tour guide: hướng dẫn viên du lịch
1.8 Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp ngành nghệ thuật sáng tạo và văn thơ
Journalist là một trong những ngành nghề sáng tạo nghệ thuật
editor: biên tập viên
playwright: nhà soạn kịch
artist: nghệ sĩ
graphic designer: người thiết kế đồ họa
fashion designer: nhà thiết kế thời trang
journalist: nhà báo
poet: nhà thơ
writer: nhà văn
sculptor: họa sĩ điêu khắc
painter: họa sĩ
illustrator: họa sĩ vẽ tranh minh họa
photographer: thợ ảnh
1. 9 Các ngành nghề trong tiếng Anh ngành giải trí và truyền hình
Nghệ sĩ múa trên sân khấu kịch
actor/ actress: nam/nữ diễn viên
comedian: diễn viên hài
dancer: diễn viên múa
composer: người soạn nhạc
film director: đạo diễn phim
musician: nhạc công
DJ (disc jockey): người phối nhạc
newsreader: phát thanh viên
television producer: người sản xuất chương trình truyền hình
weather forecaster: người dẫn chương trình dự báo thời tiết
TV presenter: người dân chương trình
singer: ca sĩ
1. 10 Các nghề nghiệp bằng tiếng Anh về pháp luật và an ninh trật tự
Nghề luật sư
lawyer: luật sư
barrister: luật sư chuyên bào chữa
solicitor: cố vấn viên pháp luật
judge: quan tòa
magistrate: quan tòa (sơ thẩm)
bodyguard: vệ sĩ
detective: thám tử
private detective: thám tử tư
customs officer: nhân viên hải quan
prison officer: nhân viên ở trại giam
police officer/ policeman/ policewoman: cảnh sát
traffic warden: kiểm soát viên đỗ xe
1.11 Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp thể thao
Vận động viên bóng đá
dance instructor/ dance teacher: giáo viên dạy múa
choreographer: biên đạo múa
martial arts instructor: thầy dạy võ
fitness instructor: huấn luyện viên thể hình
personal trainer (PT): huấn luận viên thể hình cá nhân
professional footballer: cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp
sportswoman/ sportsman: vận động viên thể thao nữ (nam)
Từ vựng về các nghề liên quan đến giáo dục:
Teacher: giáo viên
lecturer:giảng viên
teaching assistant: trợ giảng
music teacher: giáo viên dạy nhạc
1.12 Các ngành nghề trong tiếng Anh lĩnh vực quân sự
Lĩnh vực quân sự
airman / airwoman: lính không quân nam/nữ
soldier: người lính (nói chung)
sailor: thủy thủ
commander: sĩ quan chỉ huy
chief of staff: tham mưu trưởng
general: đại tướng
Liaison officer: sĩ quan liên lạc
Major (Lieutenant Commander in Navy): Thiếu tá
Major General: Thiếu tướng
Mercenary: lính đánh thuê
1.14 Các từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp liên quan đến khoa học
Sáng tạo khoa học
botanist: nhà thực vật học
biologist: nhà sinh học
chemist: nhà hóa học
lab technician (laboratory technician): nhân viên ở phòng thí nghiệm
physicist: nhà vật lý học
scientist: nhà khoa học
researcher: nhà nghiên cứu
1.15 Các nghề nghiệp bằng tiếng Anh liên quan đến tôn giáo
Từ vựng tiếng Anh liên quan đến tôn giáo
priestly: thầy tu
imam: thầy tế
vicar: cha xứ
rabbi: giáo sĩ Do thái
monks: nhà sư
nun: nữ tu
1.16 Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp của các ngành nghề khác
Từ vựng tiếng Anh lĩnh vực nông nghiệp
burglar/ thief: kẻ trộm/ kẻ cắp
pickpocket: kẻ móc túi
drug dealer: kẻ buôn thuốc phiện
arms dealer: người buôn vũ khí
smuggler: người buôn lậu
forger: người chuyên giả mạo
archaeologist: nhà khảo cổ
civil servant: công chức nhà nước
charity worker: nhà từ thiện
construction manager: người quản lý xây dựng
diplomat: nhân viên ngoại giao
council worker: nhân viên môi trường
factory worker: công nhân trong nhà máy
firefighter/ fireman: lính cứu hỏa
farmer: nông dân
fisherman: ngư dân
housewife: nội trợ
interpreter/ translator: phiên dịch viên
librarian: thủ thư
miner: thợ mỏ
postman: bưu tá
refuse collector/ bin man: nhân viên vệ sinh môi trường
temp (temporary worker): nhân viên thời vụ
undertaker: nhân viên tang lễ
2. Bí kíp học từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp hiệu quả nhất
Bí kíp học từ vựng tiếng Anh siêu hiệu quả
Sau khi đọc một loạt từ vựng các ngành nghề trong tiếng Anh trên bạn cảm thấy thế nào? Rất hoang mang và lo lắng đúng không? Quả thực, để ghi nhớ được hết những từ vựng trên và hàng loạt những từ vựng về chủ đề khác chẳng hề dễ dàng. Vậy, có cách nào để học từ vựng một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất hay không? Hãy thực hiện theo những bí quyết dưới đây nhé:
3.1 Học từ vựng theo nhóm chủ đề
Việc học những từ có cùng chủ để sẽ giúp não bộ hình thành liên kết dễ dàng hơn. Chẳng hạn như khi học từ vựng nghề nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin, các từ như software developer, computer programmer, web developer có liên quan đến nhau khiến bạn dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
3.2 Kết hợp sử dụng cả hình ảnh và âm thanh
Điều này kích thích cho trí nhớ của người học. Chẳng hạn khi bạn học từ worker, hãy gắn nó với hình ảnh một người công nhân đang làm việc hăng sau,…Cách này đã có từ lâu và vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng.
3.3 Ghi chép
Mỗi lần viết là một lần học. Hãy sử dụng một quyển sổ chuyên ghi lại các từ và cụm từ, có thể kèm theo câu văn để hiểu được từ đó sử dụng như thế nào. Nếu có thể, ghi thêm phiên âm sẽ càng hiệu quả hơn.
3.4 Ghi âm
Khi nghe lại giọng nói của chính mình và hình dung ra hình ảnh của từ đó trong đầu, bạn đã tạo nên sự kết nối trong não bộ. Nếu như bạn từng học một từ nhưng không thường xuyên sử dụng đến sẽ rất dễ rơi vào trường hợp chỉ nhớ mặt chữ nhưng không nhớ nghĩa hay cách đọc. Và việc ghi âm kết hợp tưởng tượng hình ảnh sẽ giúp nhớ ra chúng dễ dàng hơn.
3.5 Luyện nói
Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì không chỉ ghi âm, bạn hãy mang ra sử dụng thường xuyên. Tốt nhất hãy có một người bạn đồng hành cùng bản thân trong suốt thời gian học. Đó có thể là người bản ngữ hoặc bạn học bình thường cũng được. Việc này giúp vốn từ trở nên phong phú hơn và ghi nhớ được lâu hơn nữa.
3.6 Sử dụng flashcards
Phương pháp học này không chỉ áp dụng với từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp mà với bất cứ chủ đề nào cũng thế. Hãy sử dụng những tờ giấy nhớ và dán ở những nơi thường xuyên nhìn. Bạn cũng có thể mô tả nghĩa của nó bằng hình ảnh và hàng ngày mang ra để xem lại.
3. 7 Kiên nhẫn
Bí quyết cuối cùng và cũng là bí quyết quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng, không hề có đường tắt nào trong việc học từ vựng cả, bí quyết cũng chỉ hỗ trợ phần nào thôi. Vì thế hãy kiên trì và tự thưởng cho bản thân một chút cảm giác tự hào khi học thêm được một từ mới nhé!
>>Bạn đã biết về tên các loài hoa bằng tiếng Anh chưa?
========
Kể từ ngày 01/01/2019, cộng đồng chia sẻ ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh 247 phát triển thêm lĩnh vực đào tạo có tính phí. Chúng tôi xây dựng các lớp đào tạo tiếng Anh online 1 kèm 1 với đội ngũ hơn 200+ giáo viên. Chương trình đào tạo tập trung vào: Tiếng Anh giao tiếp cho người lớn và trẻ em, Tiếng Anh thương mại chuyên ngành, Tiếng Anh để đi phỏng vấn xin việc, Luyện Thi IELTS, TOEIC, TOEFL,..
Nếu bạn hoặc người thân, bạn bè có nhu cầu học tiếng Anh Philippines thì đừng quên giới thiệu chúng tôi nhé. Để lại thông tin tại đây để được tư vấn: