Tìm hiểu về tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế
Với những bạn đang theo học khối ngành kinh tế chắc chắn sẽ được học môn tiếng Anh chuyên ngành kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững được tầm quan trọng về vai trò cùng như cách học thế nào cho đạt hiệu quả nhất. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn về những thuật ngữ kinh tế tiếng Anh, kinh tế đối ngoại tiếng Anh là gì, công ty con tiếng Anh là gì và một số bộ sách tiếng Anh chuyên ngành kinh tế hay nhất hiện nay.
Tiếng Anh trong lĩnh vực kinh tế là yếu tố không thể thiếu
1 Định nghĩa về tiếng Anh chuyên ngành kinh tế
Khi học bộ môn nay, sinh viên sẽ nắm được những thuật ngữ kinh tế tiếng Anh phổ biến. Nhiều từ ngữ chuyên ngành không thể dịch theo kiểu word-by-word được, và bộ môn này sẽ giúp bạn chuyển chúng sang tiếng Anh một cách trơn tru nhất. Hơn nữa, sinh viên cũng được bắt gặp những tình huống từ éo le đến đơn giản mà họ có thể bắt gặp trong quá trình làm việc sau này.
2 Vì sao bạn cần phải học tiếng Anh chuyên ngành kinh tế?
– Thuận tiện khi giao tiếp. Cho dù bạn đến từ đâu, làm việc trong môi trường nào thì khi có vốn tiếng Anh, bạn cũng dễ dàng kết nối và hòa nhập với cộng đồng khắp năm châu.
– Cơ hội việc làm rộng mở hơn. Hiện nay có rất nhiều công ty và doanh nghiệp yêu cầu ứng viên có chứng chỉ ngoại ngữ. Tiếng Anh sẽ giúp cho bạn thuận lợi hơn khi tìm kiếm cơ hội việc làm. Trong quá trình làm việc, bạn cũng dễ dàng gặp gỡ và hòa nhập với những người ngoại quốc, ký kết những hợp đồng kinh tế quốc tế. Cơ hội nhận được công việc ở những công ty nước ngoài cao hơn với mức thu nhập tốt hơn
– Việc hiểu về các thuật ngữ kinh tế tiếng Anh còn giúp bạn dễ dàng hòa nhập với công việc và có căn bản để từ đó rèn luyện thêm các kỹ năng cũng như nâng cao trình độ của mình nhanh chóng hơn.
3 Cách học tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả
Để học tiếng Anh tốt bạn cần phải có một phương pháp phù hợp
Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Chỉ khi bạn nắm được những kiến thức cơ bản bằng tiếng Việt thì việc học sang tiếng Anh chuyên ngành mới thuận lợi được. Bởi nếu đã am hiểu về nguyên lý, quy tắc và các vấn đề trong kinh tế thì khi học tiếng anh, bạn chỉ cần chú trọng vào thuật ngữ mới thay vì phải tìm hiểu lại từ đầu. Điều này cũng tránh được sự chán nản và nhàm chán.
Luôn duy trì ý chí mạnh. Một trong những trở ngại lớn khi học tiếng Anh chính là sự chán nản và nhụt chí. Khi đó, hiệu quả đạt được sẽ giảm đi đáng kể. Hãy tạo thói quen sử dụng và học tập tiếng Anh liên tục, không ngại khó khăn, thường xuyên đưa nó áp dụng vào trong việc học hàng ngày.
Thực hành và học tập thường xuyên. Bên cạnh việc ngồi một góc và cố nhồi nhét từ vựng vào đầu, hãy cố gắng mang ra để sử dụng. Chẳng hạn tìm một người bạn cùng học với mình hay trao đổi và học hỏi từ các thầy cô. Việc này vừa giúp bạn học thêm nhiều điều mới và cũng củng cố thêm kiến thức.
4 Tổng hợp các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành kinh tế
Học giỏi từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kinh tế giúp bạn đạt được thu nhập cao trong công việc
4.1 Những thuật ngữ kinh tế tiếng Anh (hay còn gọi là tiếng Anh chuyên ngành kinh tế) thông dụng nhất
Macro-economic : kinh tế vĩ mô
Micro-economic : kinh tế vi mô
Market economy : kinh tế thị trường
Planned economy : kinh tế kế hoạch
National economy: nền kinh tế quốc dân
Economic blockade : bao vây kinh tế
The openness of the economy: việc mở cửa của nền kinh tế
Circulation and distribution of commodity: việc lưu thông và phân phối hàng hóa
Foreign market/ Home: thị trường ngoài nước/ trong nước
Rate of economic growth: tốc độ tăng trưởng kinh tế
Average annual growth: sự tăng trưởng bình quân mỗi năm
Financial policies: chính sách tài chính
International economic aid : viện trợ kinh tế quốc tế
Capital accumulation: việc tích luỹ tư bản
Effective longer-run solution: giải pháp hữu hiệu lâu dài
Distribution of income: sự phân phối thu nhập
Indicator of economic welfare: chỉ tiêu của phúc lợi kinh tế
Transnational corporation: Công ty siêu quốc gia
National firm: công ty quốc gia
Real national income: thu nhập quốc dân thực tế
Per capita income: thu nhập bình quân đầu người
(GNP) Gross National Product: Tổng sản phẩm quốc dân
(GDP) Gross Domestic Product: tổng sản phẩm quốc nội
Customs barrier : hàng rào thuế quan
Supply and demand: cung và cầu
Potential demand: nhu cầu tiềm năng
Foreign currency: ngoại tệ
Price_ boom: việc giá cả tăng vọt
Monetary activities: hoạt động tiền tệ
Effective demand: nhu cầu thực tế
Mode of payment: phuơng thức thanh toán
Moderate price: giá cả phải chăng
To incur: Chịu, gánh, bị
To incur risk: Chịu rủi ro
To loan for someone: Cho ai vay
To apply for a plan: Làm đơn xin vay
To incur punishment: Chịu phạt
To incur Liabilities: Chịu trách nhiệm
To incur expenses: Chịu phí tổn, chịu chi phí
To incur debt: Mắc nợ
To incur losses: Chịu tổn thất
To secure a loan = To raise a loan: Vay nợ
4.2 Những thuật ngữ về công ty và công ty con tiếng Anh là gì?
Rất nhiều công ti hiện nay ưu tiên chọn ứng viên giỏi tiếng Anh chuyên ngành kinh tế
Công ty con tiếng Anh là gì là một trong những câu hỏi nhiều người thắc mắc. Không thể dịch thuật ngữ này theo kiểu word by word là “son company” hay small company” được. Thực tế trong tiếng Anh có thuật ngữ riêng để chỉ công ty con đó là “subsidiary”.
Nếu bạn đọc những bộ sách tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế, bạn sẽ bắt gặp nhiều thuật ngữ khác về công ty như:
4.2.1 Thuật ngữ kinh tế tiếng Anh về các kiểu công ty
company: công ty
corporation/consortium: tập đoàn
affiliate: công ty liên kết
Joint Stock company: công ty cổ phần
private company: công ty tư nhân
Limited Liability company: công ty Trách nhiệm hữu hạn
4.2.2 Từ ngữ về cơ sở và phòng ban trong các công ty
representative office: văn phòng đại diện
headquarters : trụ sở chính
regional office: văn phòng địa phương
branch office: chi nhánh
outlet: cửa hàng bán lẻ
wholesaler: cửa hàng bán sỉ
department : phòng, ban
Administration department: phòng hành chính
Accounting department : phòng kế toán
Financial department : phòng tài chính
Purchasing department : phòng mua sắm vật tư
Sales department : phòng kinh doanh
Research & Development department : phòng nghiên cứu và phát triển
Shipping department : phòng vận chuyển
4.2.3 Các chức vụ trong công ty bằng tiếng Anh
Founder: người sáng lập
director : giám đốc
manager: quản lý
vice director/ deputy: phó giám đốc
Executive: thành viên ban quản trị
the board of directors : Hội đồng quản trị
Deputy of department: phó trưởng phòng
Head of department: trưởng phòng
representative: người đại diện
supervisor: người giám sát
trainee: thực tập viên
colleague, associate, co-worker: đồng nghiệp
secretary: thư ký
employee: nhân viên
4.2.4 Những hoạt động trong công ty
go bankrupt : phá sản
outsource: thuê gia công
establish: thành lập
merge : sát nhập
downsize: cắt giảm nhân công
franchise: nhượng quyền thương hiệu
do business with: làm ăn với
4.3 Những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành kinh tế đối ngoại
Trong môi trường kinh doanh quốc tế tiếng Anh là yếu tố bắt buộc
Kinh tế đối ngoại tiếng Anh là gì? Kinh tế đối ngoại trong tiếng Anh là “International Business Economics”. Lĩnh vực này nghiên cứu về mối quan hệ giao thương, trao đổi giữa hai địa giới, hai lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Bao gồm: quan hệ tiền tệ, thương mại quốc tế, tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ quốc tế khác.
Các thuật ngữ khác như:
Bill of lading: Vận đơn (bảng chi tiết về các loại hàng hóa vận chuyển trên chuyến hàng)
C.I.F. (cost, insurance & freight): gồm có bảo hiểm, cước phí và hàng hóa
C.&F. (cost & freight): bao gồm cước phí và hàng hóa nhưng không bao gồm bảo hiểm
Certificate of origin: Giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa
Cargo: những hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay hoặc tàu thủy
Container: Thùng đựng hàng lớn
Container port: cảng công-ten-nơ
to Containerize: cho hàng vào công-ten-nơ
Customs declaration form: tờ khai hải quan
Customs: Thuế nhập khẩu, hải quan
Freight: Hàng hóa được vận chuyển
F.a.s. (free alongside ship): gồm có chi phí vận tải đến cảng nhưng không có chi phí chất hàng hóa lên tàu
F.o.b. (free on board): nhân viên chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa được đưa lên tàu
Irrevocable: Không thể hủy ngang
Packing list: Phiếu đóng gói hàng
Merchandise: Hàng hóa mua và bán
Quay: Bến cảng
Pro forma invoice: Hóa đơn tạm thời
wharf – quayside: khu vực sát bến cảng
Premium for the put: Tiền cược bán (tiền cược nghịch)
Premium for the call: Tiền cược mua (tiền cược thuận)
Premium for double option: Tiền cược mua hoặc bán
Premium on gold: Bù giá vàng
Export premium: Tiền thưởng xuất khẩu
Premium on gold: Bù giá vàng
Insurance premium: Phí bảo hiểm
5. Những cuốn sách tiếng Anh chuyên ngành kinh tế nên đọc
Nếu bạn muốn rèn luyện tiếng Anh nhanh chóng thì bên cạnh việc thực hành thường xuyên cũng nên có cho mình một vài nguồn tài liệu hay. Đó có thể là những cuốn sách chuyên ngành nổi tiếng. Dưới đây là một số bộ sách mà bạn nên có khi học
5.1 “Check your vocabulary for business and administration”
Sách tiếng Anh chuyên ngành kinh tế giúp bạn nhanh chóng giỏi tiếng Anh
Để thành thạo tiếng Anh thì trước hết phải biết vốn từ vựng về chuyên ngành đó. Nếu bạn chưa tự tin vào vốn từ của mình, hãy tham khảo ngay cuốn sách trên. Nó sẽ cung cấp cho bạn nhiều thuật ngữ kinh tế tiếng Anh từ cơ bản nhất.
5.2 “Business vocabulary in use – cambridge university press”
Bộ sách này phân thành nhiều trình độ khác nhau từ trung cấp cho tới nâng cao, là bộ tài liệu hữu hiệu cho bạn học từ vựng tốt hơn. Không những thế nó còn có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp, rất có lịch đúng không.
5.3 “Check your vocabulary for banking and finance”
Thêm một cuốn sách giúp người học bổ sung vốn từ vựng về chuyên ngành hiệu quả. Cuốn sách này sẽ hữu ích hơn cho những người học về chuyên ngành tài chính ngân hàng. Cùng với hệ thống bài tập đa dạng và phong phú, “Check your vocabulary for banking and finance” sẽ giúp bạn sử dụng tiếng anh trong các phòng ban của công ty hay những tình huống về giao dịch tài chính.
Đặc biệt những bạn nào đang ở trình độ trung cấp thì cuốn sách tiếng Anh chuyên ngành kinh tế này càng thích hợp hơn.
5.4 “Cách dùng từ ngữ và thuật ngữ kinh tế thương mại Việt – Anh” của Nguyễn Trùng Khánh
Trong cuốn sách sẽ có những mẫu câu Việt Anh để minh họa cho các từ ngữ. Sách này phù hợp cho cả những người học chuyên ngành: ngoại thương, kinh tế tài chính, quản trị kinh doanh, kế toán.
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về tiếng Anh chuyên ngành kinh tế, các thuật ngữ kinh tế tiếng Anh thường gặp như: kinh tế đối ngoại tiếng Anh là gì?, công ty con tiếng Anh là gì? Hy vọng chúng sẽ giúp bạn tốt hơn trong quá trình học của mình.
========
Kể từ ngày 01/01/2019, cộng đồng chia sẻ ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh 247 phát triển thêm lĩnh vực đào tạo có tính phí. Chúng tôi xây dựng các lớp đào tạo tiếng Anh online 1 kèm 1 với đội ngũ hơn 200+ giáo viên. Chương trình đào tạo tập trung vào: Tiếng Anh giao tiếp cho người lớn và trẻ em, Tiếng Anh thương mại chuyên ngành, Tiếng Anh để đi phỏng vấn xin việc, Luyện Thi IELTS, TOEIC, TOEFL,..
Nếu bạn hoặc người thân, bạn bè có nhu cầu học tiếng Anh Philippines thì đừng quên giới thiệu chúng tôi nhé. Để lại thông tin tại đây để được tư vấn: